ASANA SPA & CLINIC
----x----
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------ooOoo------------
|
SỐ: 001/12/NQ
|
Đà Lạt, ngày 27 tháng 12 năm 2023
|
NỘI QUY SPA
- Để bảo đảm quyền lợi của nhân viên cũng như phát huy hết khả năng, năng lực nhân viên toàn Spa nhằm phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh.
- Đảm bảo các hoạt động trong Spa có nề nếp rõ ràng.
- Căn cứ tính hình thực tế kinh doanh và tổ chức lao động trong Spa.
Nay Chủ hộ kinh doanh ASANA SPA & CLINIC ban hành Nội quy lao động gồm các quy định sau đây:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Nội quy lao động là những quy định của Spa yêu cầu người lao động phải thi hành khi làm việc trong Spa.
- Nội quy lao động áp dụng với tất cả mọi người lao động làm việc tại Spa theo các hình thức và các loại hợp đồng, kể cả người lao động trong thời gian tập việc, thử việc, học nghề.
- Nội quy lao động có thể được thay đổi theo thời gian hoặc theo tình hình hoạt động của Spa trong từng thời kỳ.
- Nhân viên vi phạm nội quy tuỳ thuộc vào lỗi vi phạm có thể bị cảnh cáo, phạt, chuyển công tác khác. Nếu tái phạm có thể cho thôi việc và không thanh toán bất kỳ chế độ nào liên quan.
- Những nội dung quy định trong bản Nội quy lao động này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
NỘI DUNG CỦA NỘI QUY LAO ĐỘNG
- THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ NGƠI:
- Việc quản lý giờ giấc làm việc của nhân viên: Có thể bằng hình thức Thẻ từ cũng có thể bằng sổ theo dõi.
- NGÀY LÀM BÌNH THƯỜNG:
Nhân viên Spa:
- Quản lý:
- Sáng từ từ 10 h00 đến 12h00
- Chiều từ từ 12h00 đến 18h00
- Tiếp tân: từ 10h00 đến 18h00
- KTV: từ 10h00 đến 18h00
- Tạp vụ: linh động
- Ca trực nhân viên các bộ phận khác:
- Làm việc theo ca, thời gian làm việc mỗi ca theo quy định chung về thời gian làm việc của bộ phận đó.
- Quản lý thông báo cho nhân viên trước mỗi tháng hoặc trước mỗi tuần. Hàng tháng, Quản lý gửi ca trực của nhân viên cho Bảo Vệ. Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra giờ đi làm của nhân viên.
- Quản lý có quyền điều động nhân viên làm việc trái với ca làm việc đã thông báo trước đó khi tình hình hoạt động của Spa có biến động.
- Ca làm việc có thể thay đổi theo từng bộ phận, từng thời gian cụ thể.
LƯU Ý:
- Chưa hết giờ làm việc (chưa đến giờ nghỉ), nhân viên vẫn phải phục vụ khách theo tua (theo lệnh điều người của quản lý).
- Các bộ phận trước khi ra về ca tối phải gọi điện xác định với tiếp tân, nếu tiếp tân đồng ý thì mới được ra về.
- QUY CHẾ LAST BOOKING: Thời gian đóng cửa Spa 20h00 đêm. Last booking trong ngày là 17h00. Đối với khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại spa có nhu cầu phát sinh dịch vụ trước 19h00, nhân viên tiếp tân phải tư vấn rõ cho khách về việc Spa sẽ đóng cửa lúc 20h00 và chỉ được phép nhận thêm 01 dịch vụ. Đối với khách booking qua fax, nhân viên phải kiểm tra nội dung booking trước khi ký xác nhận confirm và đảm bảo việc hoàn tất dịch vụ trước 20h00 tối.
- QUY CHẾ QUY CHẾ XIN TÊN KHÁCH: Nhân viên tiếp tân khi tư vấn cho khách bắt buộc phải xin tên khách hàng và tư vấn cho khách về việc gửi tư trang và tiền giá trị lớn tại quầy tiếp tân.
- NGÀY LỄ - TẾT – NGHỈ PHÉP:
- Quy định các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc bao gồm:
- Tết dương lịch: 01 ngày.
- Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày
- Ngày 30/4: 01 ngày
- Ngày 1/5: 01 ngày
- Quốc khánh: 01 ngày
- Tết nguyên đán: 04 ngày
Với đặc thù là Spa chuyên làm dịch vụ, phải mở cửa hoạt động vào những ngày lễ tết. Do vậy, để bảo đảm hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng, vào những ngày trên nếu nhân viên nào rơi vào ngày trực ca vẫn đi làm bình thường, Quản lý bố trí vào ngày nghỉ khác. Nếu nhân viên không nghỉ, Spa thanh toán tiền như sau:
- Tết dương lịch, Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5, 2/9: Mỗi ngày 200.000 đ.
- Tết nguyên đán: Mỗi ngày 000 đ.
- Quy định về việc thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ, tết như sau: Chỉ thưởng cho nhân viên vào dịp lễ tết khi Spa kinh doanh có hiệu quả. Mức thưởng sẽ xét vào tình hình kinh doanh của spa
- Nghỉ theo quy định:
- Bản thân kết hôn: 07 ngày
- Con kết hôn: 03 ngày
- Cha, mẹ (cả bên chồng và bên vợ), vợ hoặc chồng hoặc con hoặc anh chị em ruột hoặc ông bà nội ngoại chết: 03 ngày.
- Nếu nhân viên nào muốn nghỉ hơn quy định trên phải làm đơn gửi Quản lý xét duyệt, nhưng những ngày nghỉ này không được hưởng lương và bị cắt tua.
- Bản thân kết hôn, con kết hôn: Làm đơn (theo mẫu) chuyển Quản lý trước 07 ngày. Khi Chủ hộ Kinh doanh (CHỦ HỘ KD) duyệt mới được nghỉ.
- Người thân mất: Báo cho quản lý trực tiếp biết. Sau khi nghỉ phải làm giấy phép và trình giấy tờ liên quan để chứng minh (giấy kết hôn, báo tử, …)
- Nghỉ phép:
- Chỉ những nhân viên được ký hợp đồng chính thức với Spa và phải có thời gian công tác 01 năm trở lên mới được hưởng chế độ nghỉ phép năm, một năm làm việc được nghỉ 12 ngày phép. Nhân viên có thể chia 12 ngày phép thành nhiều lần nghỉ, nhưng không được quá 5 lần (trừ trường hợp nghỉ vì ốm đau, đột xuất có thể nhiều hơn 5 lần).
- Khi nghỉ phép phải đảm bảo công việc chung của bộ phận không bị ảnh hưởng. Nếu trong năm nhân viên không nghỉ thì không được cộng vào năm sau, những ngày phép đó Spa tính vào lương (một ngày phép bằng một ngày lương).
- Trong năm, nhân viên xin nghỉ đột xuất (ốm đau, gia đình có việc, ...) sẽ bị trừ vào phép năm. Ví dụ: nhân viên A trong năm có 4 lần xin nghỉ đột xuất thì phép năm chỉ còn lại 8 ngày.
- Khi nghỉ phép phải có sự đồng ý của quản lý trực tiếp và xét duyệt của Quản lý Spa, có bàn giao công việc lại cho người tạm thế.
- Thủ tục xin nghỉ phép được quy định như sau:
- Đơn (theo mẫu).
- Viết đơn gửi Quản lý spa trước 15 ngày.
- Quản lý Spa chuyển Chủ hộ KD duyệt mới được nghỉ.
- Quy định các trường hợp nghỉ đột xuất:
- Nhân viên chỉ được nghỉ đột xuất trong các trường hợp sau:
- Bản thân ốm đau, gặp tai nạn.
- Người trong gia đình bị tai nạn (người thân nằm viện).
- Nghỉ có việc đột xuất đặc biệt khác.
- Những trường hợp trên nhân viên phải chứng minh được trường hợp mình xin nghỉ đột xuất là đúng (như: giấy của bác sỹ, giấy báo của cơ quan chức năng mời làm việc, ...). Trước khi nghỉ nhân viên làm giấy xin phép (theo mẫu) và kèm theo những giấy tờ chứng minh. Nếu không xin phép trước được thì sau khi nghỉ xong phải làm giấy xin phép. Nếu không tự chứng minh thì coi như nghỉ không phép và xử lý theo nghỉ không phép.
- Tính lương, thưởng cho những ngày nghỉ phép, đột xuất:
- Nghỉ kết hôn:
- Nghỉ đúng quy định sẽ được hưởng nguyên lương.
- Không được hưởng doanh thu.
- Cắt tua những ngày nghỉ.
Lưu ý: nếu nhân viên xin nghỉ hơn quy định thì trừ vào phép năm – hoặc tính như nhân viên chưa có phép năm.
Nhân viên có phép năm (đã làm 1 năm):
- Những ngày nghỉ được tính nguyên lương.
- Được hưởng doanh thu nếu trong năm nghỉ cộng dồn không quá 6 ngày (nếu trong năm cộng dồn đã nghỉ được 7 ngày trở lên –vào doanh thu tháng 12 hàng năm Quản lý spa tổng kết phép năm để trừ lại doanh thu của nhân viên này và chia đều cho những nhân viên khác)
- Cắt tua những ngày nghỉ.
Nhân viên chưa có phép năm (chưa làm được 1 năm):
- Không tính lương những ngày nghỉ.
- Nếu nhân viên nghỉ phép 1 lần quá 10 ngày thì: Không tính doanh thu những ngày nghỉ – Quản lý spa hàng tháng tổng kết để trừ doanh thu những nhân viên này để chia đều cho những nhân viên khác.
- Cắt tua những ngày nghỉ.
- Nghỉ đột xuất trong trường hợp đau ốm, tai nạn, … phải nhập viện: (có giấy nhập – xuất viện) không bị trừ phép năm, vẫn được tính nguyên lương nhưng không được tính doanh thu, cắt tua nếu thời gian nằm viện không quá 15 ngày (nếu nằm viện quá 15 ngày không tính lương, không tính doanh thu, cắt tua – Spa sẽ có chính sách khác đối với những nhân viên nằm viện quá lâu). Ngoài trường hợp trên đều trừ phép năm.
- Quy định các trường hợp huy động làm thêm giờ:
- Tuỳ tình hình khách vào sử dụng dịch vụ, Quản lý Spa sẽ quyết định nhân viên làm thêm ngoài giờ.
- Quy chế làm ngòai giờ, không off:
- Không off : 01 ngày không off được thưởng bằng 01 ngày lương.
- Làm thông ca : 01 ngày thông ca được thưởng gấp đôi ngày lương.
- Làm thêm giờ : 01 giờ được thưởng một giờ lương.
- Không áp dụng thưởng làm thêm giờ với nhân viên thẩm mỹ và quầy tóc (đã được tính ngoài tua)
- Trưởng các bộ phận phải lập sổ theo dõi, cuối tháng chuyển Quản lý spa để trình Chủ hộ KD xét duyệt (sổ theo dõi, ghi rõ: tên nhân viên, thuộc bộ phận, làm thêm vào thời gian nào, làm thêm bao nhiêu giờ .....).
- Riêng nhân viên thẩm mỹ, nhân viên quầy tóc: Nếu đông khách, quản lý gọi vào làm việc hoặc huy động ở lại làm thêm thì những dịch vụ làm ngoài giờ được tính ngoài tua.
- Quy định về việc nhân viên đổi ca, đổi ngày nghỉ, mượn ngày nghỉ, ….
- Nhân viên trong bộ phận được đổi với nhau khi có việc cần và chỉ những người cùng tay nghề cùng bộ phận mới được đổi với nhau.
- Trước khi đổi phải làm giấy xin phép (theo mẫu), trưởng bộ phận duyệt xong gửi Quản lý spa, nếu Quản lý spa chấp thuận (ký vào đơn) mới được phép đổi. Giấy xin đổi phải chuyển Quản lý spa ít nhất 1 ngày.
- Mỗi nhân viên được đổi không quá 4 lần/tháng.
- Khi được sự chấp thuận cho đổi, thì những công việc được phân công đương nhiên cũng được đổi theo và nhân viên đổi phải chịu trách nhiệm về những công việc đó.
- Quy định về viết giấy xin phép:
- Khi có việc nghỉ đột xuất, nghỉ phép, đổi ca, đổi ngày nghỉ... chuyển Quản lý spa trước ít nhất 01 ngày.
- Nghỉ phép: chuyển Quản lý spa ít nhất 15 ngày.
- Kết hôn: chuyển Quản lý spa ít nhất 15 ngày.
- Nhân viên phải chuyển quản lý trực tiếp của mình, quản lý gửi Quản lý spa, Quản lý spa chuyển CHỦ HỘ KD xét duyệt. Nếu không thực hiện đúng như trên không giải quyết.
- Quy định về nghỉ thai sản:
- Nếu trong 3 năm đầu làm việc mà sinh con thì Spa không giải quyết bất kỳ chế độ liên quan nào và có thể buộc thôi việc (nếu Spa không còn nhu cầu).
- Chế độ thai sản chỉ áp dụng cho nhân viên nữ làm việc cho Spa từ 3 năm trở lên.
- Những nhân viên chưa làm đủ 3 năm, Spa không xem xét chế độ thai sản.
- Khi nghỉ nhân viên phải viết đơn gửi Quản lý spa trước 15 ngày.
CHẾ ĐỘ:
- Được nghỉ ….. tháng trước và sau sinh (nhân viên sẽ không được hưởng lương thực tế tại Spa vì đã được BHXH chi trả).
- Được quyền xin nghỉ thêm …. tháng không hưởng lương.
- Quản lý spa có trách nhiệm làm việc với cơ quan BHXH chi trả chế độ cho nhân viên (tiền sanh, tiền lương BHXH).
- Được ưu tiên xem xét làm ca sáng từ khi mang thai đến sau sanh 1 năm (phải viết đơn)
- Những quy định nêu trên chỉ áp dụng cho những nhân viên đã làm cho Spa từ 3 năm trở lên (tính từ ngày vào làm chính thức đến ngày xin nghỉ sanh).
- Đối với những nhân viên chưa làm đủ 3 năm Spa không giải quyết bất kỳ chế độ thai sản liên quan nào.
- PHẠT VỀ GIỜ GIẤC – NGHỈ:
- Phạt với mức sau:
- Đi trễ từ 05 – 15 phút: phạt 000 đ/ lần.
- Đi trễ từ 15 phút trở lên: phạt 000 đ/ lần.
- Nghỉ không lý do 1 ngày: ngày đó không tính lương + phạt 100.000 đ/ ngày, cắt tua.
- Nghỉ không lý do 2 ngày trở lên: không tính lương những ngày nghỉ + 200.000 đ cho mỗi ngày, cắt tua những ngày nghỉ
- Đổi ca không xin phép: phạt như nghỉ không lý do.
- Nghỉ không làm giấy xin phép: phạt như nghỉ không lý do.
- Nghỉ chưa được sự chấp thuận (đã làm giấy nhưng CHỦ HỘ KD chưa duyệt): phạt như nghỉ không lý do
- Ca tối ra về chưa được xác nhận của tiếp tân: Phạt 50.000 đ
- Chưa hết giờ làm việc mà không chịu phục vụ khách theo tua (theo lệnh điều người) thì toàn bộ tua trong ngày bị xoá, xử lý như nghỉ không phép và phạt thêm như sau:
- Lần thứ nhất: phạt 100.000 đ.
- Lần thứ 2 trở đi: phạt 200.000 đ.
- QUY ĐỊNH VỀ THƯỞNG, LƯƠNG VÀ TĂNG LƯƠNG.
- LƯƠNG VÀ TĂNG LƯƠNG:
LƯƠNG:
- Từng bộ phận sẽ có mức lương tương ứng với công việc được giao. Từng nhân viên trong mỗi bộ phận có mức lương, phụ cấp khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của mỗi nhân viên. Nguyên tắc được tính như sau:
- Lương cơ bản của bộ phận + phụ cấp trách nhiệm (hoặc phụ cấp công việc).
- Đối với nhân viên bình thường: Chỉ hưởng lương cơ bản.
- Đối với nhân viên được giao chức danh quản lý hoặc đảm nhiệm thêm nhiệm vụ khác (do CHỦ HỘ KD quyết định): hưởng lương cơ bản + phụ cấp trách nhiệm (hoặc phụ cấp công việc).
- Đối với nhân viên mới:
- Thử việc 1 tuần không hưởng lương.
- Học việc 1 tháng: hưởng 70% lương cơ bản.
- Tháng đầu tiên không hưởng hoa hồng, tháng thứ 2 trở đi tuỳ vào khả năng của mỗi nhân viên CHỦ HỘ KD sẽ xét mức thưởng hoa hồng. Sau học việc 1 tháng: nếu được đánh giá độc lập thực hiện tốt nghiệp vụ thì hưởng 100% lương.
- Riêng đối với nhân viên đã có nghiệp vụ cao (CHỦ HỘ KD quyết định): hưởng 100% lương, hoa hồng từ ngày nhận vào làm việc.
TĂNG LƯƠNG:
- Việc tăng lương sẽ tuỳ vào tình hình kinh doanh của Spa, CHỦ HỘ KD sẽ xét tăng lương đối với từng thời kỳ, từng bộ phận và chỉ xét tăng lương cho những nhân viên làm việc tại Spa ít nhất là 1 năm trở lên.
- Chỉ những nhân viên tuân thủ đầy đủ Nội quy, Quy trình phục vụ khách và những quy định liên quan khác của Spa mới được xét tăng lương (trong năm nhân viên vi phạm Nội quy, Quy trình phục vụ khách và những quy định liên quan khác của Spa mà bị Spa phạt cảnh cáo trở lên thì có thể không được xét tăng lương)
- Việc tăng lương đột xuất (không theo niên hạn) được xét cho những nhân viên có thành tích xuất sắc.
- THƯỞNG.
- Mức thưởng CHỦ HỘ KD sẽ quyết định trên cơ sở doanh thu của mỗi kỳ xét thưởng. Hàng năm vào cuối năm Spa sẽ xét thưởng cho nhân viên, mức thưởng tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của Spa.
- CHỦ HỘ KD cũng xét thưởng đột xuất đối với những nhân viên có thành tích xuất sắc.
- BÀN GIAO CA TRỰC:
- Nhân viên khi hết ca phải bàn giao ca trực lại cho nhân viên làm ca tiếp theo.
- Việc bàn giao phải rõ ràng về: Tình hình khách, cơ sở vật chất, tình hình hoạt động của bộ phận, vệ sinh của ca trước phải hoàn toàn sạch sẽ, vật tư trang thiết bị phải đầy đủ để phục vụ khách, …. trước khi bàn giao cho ca sau.
- Nếu vi phạm: Phạt tối thiểu 100.000 đ
- BÀN GIAO KHÁCH.
- Khi có nhiều nhân viên phải phục vụ khách thì việc bàn giao – nhận khách giữa nhân viên này với nhân viên kia, giữa bộ phận này với bộ phận kia phải thật sự rõ ràng và chính xác.
- Việc bàn giao khách phải bảo đảm việc phục vụ khách được chính xác và thống nhất. Khi bàn giao khách phải bàn giao cả tư trang của khách (nếu là người phục vụ cuối cùng thì nhân viên đó phải có trách nhiệm bàn giao tư trang lại cho khách)
- Riêng nhân viên quầy tóc: Phải dẫn khách tới quầy tính tiền để bảo đảm việc tính tiền cho khách được đầy đủ và chính xác.
- Nếu vi phạm: Phạt tối thiểu 500.000 đ.
- Nếu để xảy ra mất mát tư trang của khách: Phải bồi thường cho khách và có thể Spa sẽ buộc thôi việc.
- RA VÀO SPA – ĐI LẠI TRONG SPA.
- Trong ca trực nhân viên chỉ được ra khỏi Spa khi có việc thật cần thiết và phải được sự đồng ý của quản lý (quản gọi điện báo cho bảo vệ). Bảo vệ vào sổ trực và nhân viên ra ngoài ký vào sổ.
- Khi ra ngoài hoặc di chuyển qua bộ phận khác nhân viên đó phải bàn giao công việc của mình cho người khác tạm trực thế, bảo đảm công việc luôn được hoàn thành tốt.
- Mọi trường hợp không có sự đồng ý của quản lý thì bảo vệ không giải quyết ra ngoài.
- Nhân viên làm tại khu vực mình, chỉ được qua khu vực khác khi có việc cần thiết như: dẫn khách đi, giao nhận các loại hàng hoá, ..... Nếu không có nhiệm vụ không đi qua khu vực khác.
- Nhân viên vi phạm:
- Lần đầu cảnh cáo.
- Lần thứ 2 trở lên phạt 5000 đ/lần.
- NHÂN VIÊN ĐI LÀM MANG THEO TƯ TRANG.
Spa có rất nhiều loại hàng hoá, máy móc đắt tiền để phục vụ khách cũng như bán. Do vậy để ngăn ngừa những hành vi tham lam Spa buộc phải thực hiện việc xét túi. Khi đi làm nhân viên phải thực hiện:
- Chỉ mang tư trang cá nhân đủ dùng trong ngày.
- Tuyệt đối cấm nhân viên mang tiền theo người khi đi phục vụ khách.
- Tiền mang theo chỉ để tại phòng nhân viên, không mang vào khu vực phục vụ khách (như: quầy tóc, locker, spa, phòng massage, ...).
- Riêng nhân viên thẩm mỹ: Khi phục vụ khách không mang tư trang: nhẫn, bông tai, vòng các loại, đồng hồ, ….
- Trong giờ làm việc không đeo, mang các loại tư trang có giá trị (tránh việc nhầm lẫn với khách khi có sự cố xảy ra) tất cả phải để tại phòng nhân viên.
- Nhân viên vi phạm:
- Khi nhân viên ra về bảo vệ kiểm tra phát hiện nhân viên có hơn số tiền đã đăng ký với bảo vệ, bảo vệ sẽ lập biên bản tịch thu toàn bộ số tiền dư (những ngày lãnh lương, thưởng hoa hồng, tip,...cũng phải khai báo số tiền mang ra - bảo vệ đối chiếu số liệu của thủ quỹ để trừ số tiền nhân viên được lãnh). Toàn bộ số tiền dư của nhân viên đó xung vào quĩ.
- Khi kiểm tra đột xuất mà phát hiện nhân viên có mang tiền trong người thì coi như nhân viên đã nhận tiền tip của khách. Sẽ buộc thôi việc ngay lập tức.
- Nếu lúc vào không đăng ký với bảo vệ những loại tư trang của mình, khi ra bảo vệ kiểm tra phát hiện sẽ lập biên bản tạm giữ, xác định nếu đúng là của nhân viên: lần thứ 1 cảnh cáo, lần thứ 2 trở lên phạt 50.000 đ/lần. Nếu tư trang không phải của nhân viên đó thì xử lý như hành vi trộm cắp.
- SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRONG SPA.
- Chỉ những nhân viên có chức danh quản lý mới được mang điện thoại di động vào sử dụng (do CHỦ HỘ KD Spa chỉ định). Khi sử dụng phải hết sức thận trọng tránh việc làm phiền đến khách.
- Ngoài ra cấm tất cả nhân viên mang điện thoại vào Spa sử dụng.
- Nhân viên nào vi phạm:
- Lần thứ nhất phạt 20000 đ.
- Lần 2: Tịch thu điện thoại phạt 500.000 đ và có thể buộc thôi việc.
- SỬ DỤNG MÁY MÓC PHƯƠNG TIỆN.
- Nhân viên được chỉ định mới được phép sử dụng máy móc, phương tiện của Spa và phải chịu trách nhiệm trước Spa về việc bảo quản, sử dụng đúng nguyên tắc, đúng mục đích.
- Điện thoại chỉ sử dụng cho hoạt động kinh doanh của Spa.
- Nhân viên có việc khẩn cấp mới được sử dụng điện thoại cho việc riêng. Phải đăng ký với tiếp tân. Nếu gọi đường dài, di động phải thanh toán cho Spa. Khi gọi, nghe phải nói gắn gọn (không quá 3 phút).
- Nhân viên không được sử dụng điện thoại cho việc riêng (kể cả mạng điện thoại nội bộ).
- Máy vi tính của Spa đã được nối mạng, chỉ những nhân viên chỉ định mới được mở, sử dụng, tắt máy. Ngoài ra không nhân viên nào được mở, sử dụng, tắt máy.
- Nhân viên vi phạm sẽ bị phạt:
- Sử dụng điện thoại cho việc riêng (không phải việc khẩn cấp: lần đầu cảnh cáo. Lần 2 trở lên phạt 50.000 đ/lần
- Không được chỉ định nhưng mở, sử dụng, tắt máy vi tính: lần thứ 1 cảnh cáo, lần thứ 2 trở đi phạt 50.000đ/ lần.
- Nhân viên chỉ định sử dụng máy móc, phương tiện: tắt mở không đúng nguyên tắc mà dẫn đến hư hỏng gây thiệt hại cho Spa thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
- Nếu sử dụng máy móc phương tiện vật tư hàng hoá của Spa vào việc riêng (mà không được sự cho phép của CHỦ HỘ KD:
- Lần đầu: cảnh cáo.
- Lần 2 trở đi phạt 000 đ/lần + trả tiền những loại hàng hoá vật tư hao hụt theo thời giá.
- SỬ DỤNG ĐIỆN NƯỚC.
- Toàn bộ nhân viên Spa cùng kết hợp thực hiện tiết kiệm điện nước.
- Khi nhân viên của bộ phận nào ra về cuối cùng (ca tối) phải tắt toàn bộ điện nước, các loại máy móc trong khu vực mình và nhắc nhở nhân viên bộ phận khác cùng thực hiện tốt nhiệm vụ này.
- Đối với các phòng massage, tóc ... trong lúc phục vụ khách không được tắt đèn, chỉ điều chỉnh độ sáng theo yêu cầu của khách (nhưng không để quá mờ, không tắt).
- Nhân viên nào vi phạm sẽ bị phạt:
- Nếu xảy ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ cho Spa.
- Nếu trong khi phục vụ khách tại các khu vực massage, quầy tóc, .... mà để điện quá mờ hoặc tắt, nếu phát hiện phạt:
- Lần thứ 1: phạt 50.000 đ
- Lần thứ 2 trở đi: phạt 100.000 đ/lần.
- Nếu không tắt hết các loại máy móc, điện nước, nhân viên bảo vệ kiểm tra và lập biên bản:
- Lần thứ 1 cảnh cáo.
- Lần thứ 2 trở đi phạt mỗi lần 000đ.
- ĂN UỐNG TẠI SPA.
- Việc ăn uống tại Spa: toàn bộ nhân viên ăn uống tại phòng ăn của Spa.
- Không ăn uống tại nơi làm việc.
- Không hút thuốc. Không có mùi rượu bia trong giờ làm việc.
- Nhân viên nào vi phạm:
- Lần đầu: phạt 50.000 đ.
- Lần thứ 2 trở đi: phạt 100.000 đ/lần.
- QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIỮ GÌN BẢO QUẢN HÀNG HOÁ – MÁY MÓC – VẬT TƯ ĐƯỢC GIAO.
- Những nhân viên được giao giữ gìn hàng hoá, vật tư, máy móc để sử dụng cho việc phục vụ khách, để bán cho khách phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản không để xảy ra mất mát hư hỏng. Nếu để xảy ra mất mát hư hỏng – mà trong phạm vi trách nhiệm được giao – phải bồi thường toàn bộ cho Spa và CHỦ HỘ KD sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để ra quyết định phạt nhân viên đó.
- Nhân viên nào được giao giữ sổ sách giấy tờ, máy móc phương tiện vật tư thì chỉ nhân viên đó được sử dụng và phải tự mình bảo quản. Nhân viên khác không có trách nhiệm mà ghi chép, sử dụng thì tuỳ vào từng lỗi cụ thể giám đốc sẽ ra quyết định phạt tiền tương ứng với lỗi vi phạm. Nếu để xảy ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ.
- GIỮ GÌN BÍ MẬT KINH DOANH
- Toàn bộ nhân viên Spa phải có trách nhiệm giữ gìn bí mật công nghệ, hoạt động kinh doanh của Spa.
- Chỉ những nhân viên liên quan mới có quyền biết về nội dung liên quan đến chức trách của mình và không được cho bất kỳ ai biết nếu không được phép bằng văn bản của chủ.
- Bất kỳ sự cung cấp thông tin về hoạt động của Spa ra ngoài phải được sự xét duyệt của chủ.
- Những nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp với khách phải thận trọng trong việc trả lời những câu hỏi của khách (tránh hết sức việc cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của Spa – chỉ trả lời những câu hỏi về dịch vụ, sản phẩm).
- Những nhân viên không tuân thủ những điều trên: tuỳ mức độ thiệt hại sẽ phải bồi thường cho Spa hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
- QUY ĐỊNH VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ.
- Spa khuyến khích nhân viên tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên trong cùng bộ phận, nhân viên các bộ phận với nhau tạo sự đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong nghiệp vụ cũng như những công việc khác. Điều đó góp phần quan trọng trong việc phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của Spa, bảo đảm lâu dài quyền lợi của từng nhân viên.
- Spa không cấm mối quan hệ giữa nam và nữ, nhưng từng nhân viên phải biết giữ gìn, bảo vệ lẫn nhau để tình cảm được trong sáng, đặc biệt không để mối quan hệ này làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn Spa.
- Đặc biệt, Spa ngăn cấm triệt để việc kết bè phái giữa nhân viên với nhân viên, giữa bộ phận này với bộ phận khác, làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên cũng như của mỗi bộ phận.
- Bất kỳ mối bất hoà, không vừa ý giữa nhân viên, giữa các bộ phận, Spa tuyệt đối cấm sự đôi co, cãi vã lẫn nhau, khi xảy ra sự khác biệt (kể cả trong nghiệp vụ cũng như ngoài nghiệp vụ):
- Nếu là mối quan hệ giữa nhân viên thì mỗi nhân viên đó phải gặp trực tiếp người quản lý để yêu cầu giải quyết.
- Nếu là mối quan hệ giữa hai bộ phận, thì quản lý hai bộ phận đó phải tự giải quyết, nếu giải quyết không được báo Quản lý để cùng giải quyết.
- Khi chưa giải quyết tại cấp quản lý bộ phận, cấm nhân viên tự tiện lên cấp cao hơn để báo cáo và yêu cầu giải quyết.
- Trong mọi trường hợp Quản lý phải báo cáo Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo xử lý.
- Nhân viên nào vi phạm những quy định trên:
- Lần thứ 1: phạt 100.000 đ.
- Lần thứ 2 trở đi: phạt tối thiểu 200.000 đ.
- TAI NẠN LAO ĐỘNG:
- Nhân viên của spa bị tai nạn trong các trường hợp sau:
- Trong ca trực của mình tại nơi làm việc của spa.
- Trên đường đi công tác do Spa cử nhân viên đi.
- Thì được Spa trợ cấp Tai nạn lao động. Tuỳ theo mức độ tai nạn Spa sẽ xem xét mức trợ cấp cho mỗi trường hợp.
- NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC.
- Những hành vi sau đây Spa tuyệt đối cấm:
- Mại dâm hoặc những hành vi kích dục.
- Tàng trữ, mua bán, sử dụng ma tuý dưới mọi hình thức.
- An cắp tài sản của Spa, tài sản của khách, tài sản của nhân viên.
- Say rượu, bia trong khi đang làm việc tại Spa.
- Đánh nhau giữa nhân viên với nhân viên trong Spa (kể cả ngoài phạm vi Spa).
- Nói chuyện đời tư của khách cho người khác nghe (kể cả với nhân viên trong Spa, khách khác, ….).
- Cho số điện thoại riêng của mình cho khách (trừ một số nhân viên có chức năng của Spa).
- Có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ Spa.
- Nếu nhân viên nào vi phạm những hành vi nêu trên thì Spa có thể sẽ buộc thôi việc (hoặc phạt thật nặng) mà nhân viên không có bất kỳ quyền khiếu kiện nào và phải đền bù thiệt hại vì đã làm thiệt hại đến uy tín của Spa.
- Việc đền bù được tính như sau:
- Toàn bộ chi phí Spa đã bỏ ra để đào tạo nhân viên: ….000.000
- Tiền thiệt hại đến uy tín của Spa: …..000.000
(Những nhân viên đã có nghiệp vụ – không phải do Spa đào tạo – thì không phải bồi thường chi phí đào tạo).
- Nếu nhân viên nào vi phạm, bị buộc thôi việc, không đền bù thì Spa có toàn quyền kiện ra toà án có thẩm quyền (vừa phải đền bù, vừa phải chịu án phí).
- CHỦ HỘ KD giao cho QUẢN LÝ có quyền kiểm tra đột xuất bất kỳ nhân viên nào.
- Khi kiểm tra nhân viên bị kiểm tra phải tuyệt đối chấp hành và có thể lập biên bản để báo cáo CHỦ HỘ KD xử lý.
- Khi đi làm nhân viên bỏ toàn bộ tiền của cá nhân vào túi xách của mình, không bỏ trong người. Khi ở những khu vực phục vụ khách trong mọi trường hợp nếu kiểm tra đột xuất phát hiện tiền trong người nhân viên, trong hàng hoá, vật tư ... phục vụ cho khách mà có tiền thì coi như tiền đó nhân viên nhận từ khách và xử lý nhân viên theo quy định về nhận tiền tip của khách.
- Kiểm tra đột xuất khi:
- Có nghi vấn nhân viên nhận tiền tip của khách.
- Có nghi vấn nhân viên lấy cắp tiền, hàng hoá, vật tư, máy móc.
- Có nghi vấn có hành vi mại dâm.
- Nếu xác định nhân viên đó nhận tiền tip của khách:
- Toàn bộ số tiền tip bỏ vào thùng tip nhân viên, phạt gấp 10 lần số tiền đã nhận của khách bỏ toàn bộ số tiền phạt vào thùng tip nhân viên và xoá toàn bộ tua trong ngày đồng thời đuổi việc và buộc nhân viên đó bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo, thiệt hại uy tín của Spa (theo quy định tại khoản XIII).
- Nếu xác định nhân viên đó lấy cắp tiền, hàng hoá, vật tư: Toàn bộ số tiền, hàng hoá, vật tư, máy móc trả lại nơi đã lấy, nếu tài sản lấy cắp bị hư hại phải bồi thường toàn bộ - đuổi việc và buộc nhân viên đó bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo, thiệt hại uy tín của Spa (theo quy định tại khoản XIII).
- Nếu xác định nhân viên đó có hành vi mại dâm: đuổi việc và buộc nhân viên đó bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo, thiệt hại uy tín của Spa (theo quy định tại khoản XIII).
- Tiền phạt sẽ được trừ vào tiền thưởng hoa hồng, tiền tip, tiền trực ca hoặc phụ cấp của nhân viên vào kỳ lãnh tiền trên.
- Tiền phạt sẽ được CHỦ HỘ KD xử lý xung quĩ Spa.
- QUY ĐỊNH VỀ XIN NGHỈ VIỆC VÀ CHO THÔI VIỆC.
- XIN NGHỈ VIỆC:
- Khi nhân viên muốn nghỉ việc phải làm đơn gửi Quản lý Spa trước 15 ngày bằng văn bản. CHỦ HỘ KD sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để ra quyết định:
- Nếu nhân viên xin nghỉ có lý do chính đáng (nhân viên phải tự chứng minh): Spa giải quyết chế độ: Trợ cấp thôi việc (nếu đã làm việc cho Spa được 2 năm trở lên), tiền đặt cọc, lương, thưởng hoa hồng.
- Nếu nhân viên nghỉ không có lý do chính đáng (nhân viên xin nghỉ không chứng minh được việc nghỉ là có lý do chính đáng): Không trợ cấp thôi việc, không cho nhận thưởng hoa hồng, không trả tiền cọc, và nhân viên đó phải bồi thường toàn bộ tiền chi phí đào tạo nghề, chi phí tuyển dụng nhân viên mới. Nếu nhân viên không bồi thường Spa có toàn quyền kiện nhân viên đó ra toà và nhân viên đó vừa bồi thường vừa thanh toán án phí.
- Nhân viên viết đơn gửi Quản lý spa không đúng quy định 15 ngày (chỉ dành cho những nhân viên có lý do chính đáng): Spa không giải quyết thưởng hoa hồng, tiền cọc và nhân viên đó phải thanh toán tiền tuyển dụng nhân viên mới, tiền làm thêm của những nhân viên khác phải đảm nhiệm thêm giờ công làm việc.
- Nhân viên tự ý bỏ việc: Spa sẽ không giải quyết bất kỳ quyền lợi nào của nhân viên đó và Spa có toàn quyền kiện người đó trước pháp luật buộc phải bồi thường thiệt hại (chi phí đào tạo, thiệt hại về uy tín, chi phí tuyển nhân viên mới thế cho người đã nghỉ, chi phí khởi kiện, án phí ...).
- Khi gửi đơn xin thôi việc, nhân viên phải gửi cho Quản lý, quản lý chuyển cho Giám đốc xét duyệt, nếu chưa có sự xét duyệt của Giám đốc mà nhân viên đó nghỉ việc thì giải quyết chế độ như tự ý thôi việc.
- CHO THÔI VIỆC.
Khi nhân viên đã bị cảnh cáo hoặc phạt tiền vì vi phạm nội quy Spa hoặc vi phạm lỗi nặng, tuỳ mức độ, thái độ của nhân viên mà Spa sẽ xem xét, giải quyết theo từng cấp độ sau:
- Cho nhân viên hoặc quản lý kèm cặp, hướng dẫn nhân viên đó để nhân viên đó có đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, không vi phạm nội quy Spa nữa.
- Không tiến bộ, Spa buộc phải cho nghỉ việc (giải quyết các chế độ như những nhân viên xin nghỉ có lý do chính đáng).
- Nếu nhân viên có thái độ cố ý phá hoại để đạt mục đích Spa cho nghỉ việc thì Spa sẽ cho thôi việc và buộc nhân viên này phải: Đền bù chi phí đào tạo, thiệt hại uy tín, không trả tiền cọc, không cho nhận tiền thưởng hoa hồng, không cho nhận tiền tip, không cho nhận tiền thưởng các loại, không cho nhận tiền trợ cấp thôi việc, giữ lại toàn bộ tiền lương. Nếu nhân viên không đền bù Spa có toàn quyền khởi kiện nhân viên đó trước pháp luật, nhân viên này phải bồi thường toàn bộ số tiền nêu trên + án phí.
CHỦ HỘ KINH DOANH ASANA SPA & CLINIC